| | | |  | | Geburtstag: | 20. August | | Stadt: | 100000 | | | Ausführliche Informationen verbergen | | |  | Über mich: | muốn kiếm nhiều usd |  | Tätigkeit: | thể thao |  | Interessen: | bơi , bóng đá |  | Lieblingsmusik: | k-pop |  | Lieblingsfilme: | Dị thế ma vương , Cao thủ toàn chức ký |  | Lieblingssendungen: | chiếc nón kì diệu |  | Lieblingsbücher: | foxrec |  | Lieblingsspiele: | xếp hình |  | Communities: | Xenzuu (en.) |  |  | | 8 | | 21 | | 3 | | 0 | Freunde | | Abonnenten | | Fotos | | Videos |
|
|
 |  | Gefällt 1 |
| | |
| |
| | | |
 | Khoa Vũ Anh 25. September um 12:18 | |  | Trung Quốc không cho chiến hạm Mỹ cập cảng Hồng Kông
Thanh Phương
Trong bối cảnh căng thẳng do chiến tranh thương mại và do các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ, chính phủ Trung Quốc đã từ chối cấp phép cho một chiến hạm Mỹ ghé thăm cảng Hồng Kông vào tháng tới, theo lời các quan chức quân sự Mỹ hôm qua, 24/09/2018, được nhật báo The Wall Street Journal trích dẫn.
Theo một quan chức Mỹ, phía Trung Quốc đã không giải thích việc không cấp phép cho chiếc tàu... Mehr anzeigen tấn công đổ bộ USS Wasp ghé thăm cảng Hồng Kông.
Ngoài quyết định này, Bắc Kinh còn hủy chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của phó đô đốc Thẩm Kim Long (Shen Jinlong), tư lệnh hải quân Trung Quốc. Như vậy là vị tư lệnh Trung Quốc sẽ không gặp đồng nhiệm Mỹ John Richardson tại hội thảo hải quân quốc tế “International Seapower Symposium” lần thứ 23, tổ chức tại Hoa Kỳ.
Những quyết định nói trên được đưa ra sau khi bộ Ngoại Giao Mỹ, vào tuần trước, ban hành các biện pháp trừng phạt đối với Cục Phát triển Trang bị, thuộc bộ Quốc Phòng Trung Quốc, cũng như đối với cục trưởng, vì cơ quan quân sự này đã mua máy bay tiêm kích Su-35S và hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Theo Washington, Cục Phát triển Trang bị của Trung Quốc đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga liên quan đến cáo buộc Matxcơva can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 ở Mỹ. Quyết định trừng phạt được ban hành chiếu theo Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA). Theo luật này, Mỹ sẽ trừng phạt các cá nhân và các quốc gia có giao dịch quan trọng với những thực thể liên quan tới cơ quan tình báo và quân đội Nga, bao gồm cả các nhà sản xuất vũ khí.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ngày 22/09 vừa qua đã triệu đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh để trao công hàm phản đối các biện pháp trừng phạt mới của Washington. Trong khi đó, bộ Quốc Phòng Trung Quốc ra thông cáo khẳng định hợp tác quân sự giữa Trung Quốc với Nga là hoàn toàn đúng theo luật pháp quốc tế và dọa sẽ có các biện pháp trả đũa khác.
Hôm qua, đúng vào ngày mà việc áp thuế 10% lên 200 tỷ đôla hàng nhập khẩu của Mỹ có hiệu lực, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thông báo đã thông qua hợp đồng bán cho Đài Loan những phụ tùng cho các máy bay tiêm kích và vận tải F-16, C-130 và F-5 của Mỹ, trị giá tổng cộng là 300 triệu euro. Hành động này chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc tức giận.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180925-trung-quoc-khong-cho-chien-ham-my-cap... |  |  |  | Trung Quốc không cho chiến hạm Mỹ cập cảng Hồng Kông | | Trong bối cảnh căng thẳng do chiến tranh thương mại và do các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ, chính phủ Trung Quốc đã từ chối cấp phép cho một chiến hạm Mỹ ghé thăm cảng Hồng Kông vào tháng... | | vi.rfi.fr |
|
|
 |  | Gefällt 0 |
| | |
| |
| | | |
 | Khoa Vũ Anh 25. September um 12:59 | |  | QUỐC TANG CỦA NGƯỜI KHÔNG CẦM QUYỀN
@ tinhthantranvanba.com - By bitano
Ngày 24 tháng 3 năm 1926, cụ Phan Châu Trinh qua đời. Một đám tang lạ lùng đã diễn ra trên đất nước ta. Toàn dân – không phân biệt giai cấp, đảng phái, tôn giáo – đã tự nguyện để tang cho một người đã từng “Đập Đá Ở Côn Lôn”. Đám tang lớn đến mức mà Nguyễn Ái Quốc, trong một báo cáo gửi quốc tế cộng sản, đã viết “trong lịch sử người An Nam chưa hề được chứng kiến một sự kiện to lớn như vậy bao... Mehr anzeigen giờ”.
Gần 100.000 người đã đi theo linh cữu ông, kéo dài trên hai cây số, trong khi đó dân số Sài Gòn – Chợ Lớn khi ấy chỉ khoảng 350.000 người. Hầu hết các tỉnh trong nước đều cử người về Sài Gòn dự đám tang, rồi sau đó trở về địa phương mình tổ chức lễ truy điệu. Thật sự đã diễn ra một quốc tang, trong toàn quốc, cho một người vốn dĩ là kẻ thù của chế độ đương thời – một chế độ thực dân phong kiến vô cùng hà khắc, tàn bạo.
Nhân dân đã tự nguyện long trọng tiễn đưa nhà ái quốc yêu quý của mình về nơi an nghỉ cuối cùng. Từ quốc tang này, một lớp người mới được thức tỉnh đã lên đường, tiếp bước, kề vai sát cánh gánh vác sứ mệnh “Cái trách nhiệm nòi giống của dân tộc Việt Nam, tôi không nhường cho ai được cả“, mà cụ Phan và các bậc tiền bối đã để lại.
Lịch sử diễn ra sau đó đã chứng tỏ quốc tang cụ Phan Châu Trinh là một báo hiệu cho thời kỳ mới của dân tộc.
Hôm nay, trên đất nước Việt Nam cũng đang diễn ra quốc tang theo Nghị định số 105/2012/NĐ-CP ngày 17/12/2012 của Chính phủ, chỉ dành cho 4 chức danh, nhưng sao nó im ắng lạ thường.
Quốc tang của chủ tịch nước mà không có đau buồn, không có nước mắt của nhân dân. Quốc tang mà im ắng hơn cả Thành phố tang dành cho ông Nguyễn Bá Thanh – cựu bí thư Đà Nẵng.
Sự im ắng lạ thường của quốc tang này cũng là một báo hiệu.
Tác giả: Lương Vĩnh Kim |  |  |
 |  | Gefällt 0 |
| | |
| |
| | | |
 | Khoa Vũ Anh 25. September um 13:07 | |  | CHIM KHÔNG ĐẬU Ở MẢNH ĐẤT ĐẦY RẪY CẠM BẪY
Thực Hiện Bureau CTM Media - Á Châu - 25/09/2018
Tâm Don (VNT
Những người đứng đầu nhà nước Việt Nam là những người giàu mơ ước. Họ mơ ước Sài Gòn trở thành Paris, Hà Nội trở thành Singapore, Nha Trang trở thành Hawaii, Cần Thơ trở thành Venise… Và mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã mơ ước Việt Nam là bạn “của những người giỏi nhất”. Liệu ước mơ này có trở thành... Mehr anzeigen sự thật?
“Việt Nam không đặt tham vọng là người giỏi nhất, nhưng muốn là bạn của những người giỏi nhất trong nền kinh tế toàn cầu.”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu như vậy tại Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 ngày 13/9( https://vnexpress.net/tin-tuc/wef-asean/phat-bieu/thu-tuong-viet-nam-m... Thủ tướng Phúc đã không đưa ra tiêu chí thế nào là người giỏi nhất khi mà người giỏi trộm cắp, người giỏi lừa đảo, người giỏi cờ bạc, người giỏi đâm chém, người giỏi chém gió….đều được hiểu là người tài giỏi. Nếu xác định “người giỏi nhất” theo tiêu chí là người có tài kinh doanh, người có nhiều ý tưởng, nhà quản trị và điều hành giỏi, chuyên gia giỏi, người có khả năng sáng tạo và phát minh…., liệu nhà nước Việt Nam có trở thành người bạn tốt của “những người giỏi nhất”, hay nói cách khác, có thu hút được nhân tài của thế giới? Hãy ngược dòng lịch sử!
Ngay sau khi cướp được chính quyền vào năm 1945, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa đã dùng nhiều giải pháp để lôi kéo đội ngũ trí thức đứng vào hàng ngũ của mình. Nhiều trí thức người Việt sống ở nước ngoài vốn không hiểu chủ nghĩa cộng sản đã nhanh chóng gia nhập, trong đó có những trí thức lừng danh như Trần Đại Nghĩa, Trần Đức Thảo. Ngoại trừ kỹ sư chế tạo vũ khí Trần Đại Nghĩa có phần nào phát huy được phẩm chất kỹ thuật, đa phần các trí thức khác đều bị thui chột tài năng, và sống một cuộc sống đầy u uẩn. Triết gia Trần Đức Thảo là một thí dụ điển hình. Nhiều trí thức tài hoa đi theo Việt Minh cũng nhanh chóng bỏ ngũ, mà sự “dinh tê”( về thành phố- về vùng Pháp đóng) của nhạc sĩ Phạm Duy là một ví dụ sinh động. Có thể nói trong giai đoạn 1946-1953, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa không thất bại nhưng cũng chẳng thành công trong việc thu hút nhân tài.
Mọi chuyện bắt đầu khác đi, hay nói cách khác, chính quyền Hà Nội kể từ ngày trở thành ông chủ của Hà Nội vào năm 1954 đã nhận thất bại trong việc chiêu dụ và giữ chân nhân tài.
Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết, đã có khoảng 01 triệu người miền Bắc di cư vào miền Nam, trong đó có gần 310.000 người được đưa đến miền Nam bởi Hải quân Hoa Kỳ, và 500.000 dân được đưa đến miền Nam bởi quân đội Pháp. Trong khi đó 14.000–45.000 cư dân và 100.000 binh sĩ chính quy của Việt Minh từ miền Nam tập kết ra miền Bắc. Sự chênh lệnh về số lượng người lựa chọn di cư chắc chắn phản ánh một điều rằng, có sự chênh lệch về sự lựa chọn di cư của tầng lớp tinh hoa. Theo từ điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia, vào cuối năm 1954, cả miền Bắc có 1800 sinh viên nhưng đã có 1200 sinh viên lựa chọn di cư vào miền Nam. Đa phần các trí thức miền Bắc vốn yêu thích văn hóa Pháp cũng chọn con đường Nam tiến để tìm đến bến bờ mới. Có thể nói, kể từ năm 1955, miền Bắc chỉ có tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa có đặc tính tuân theo, thụ động, không phản biện và không có tư duy sáng tạo.
Cũng từ năm 1955 trở đi, trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã có hàng trăm trí thức và văn nghệ sĩ đã bị cầm tù, cải tạo không giam giữ do có những tiếng nói khác với tiếng nói của chính quyền. Trước sự đàn áp khốc liệt của chính quyền, giới trí thức và văn nghệ sĩ đành phải chôn mình vào sự cô đơn như những con ốc mượn hồn.
Không có tầng lớp trí thức đúng nghĩa, không có tầng lớp doanh nhân tinh hoa đúng nghĩa, trong suốt hàng chục năm trời miền Bắc đã không cho ra đời một sản phẩm có uy tín.
Còn ở miền Nam Việt Nam thì sao? Có thể nói đó là nơi hội tụ tinh hoa Việt để làm nên những giá trị và thành tựu khá rực rỡ. Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là minh chứng rõ nét. Vị giáo sư không gian này sinh ra ở Yên Bái nhưng đã lựa chọn miền Nam tự do làm quê hương chính. Ông được cả thế giới khoa học không gian biết đến và ngưỡng mộ khi thực hiện thành công nghiên cứu công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền Apollo của NASA. Những lý thuyết của GS Nguyễn Xuân Vinh đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên được mặt trăng thành công đồng thời được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền Con thoi trở về trái đất an toàn.
Có đội ngũ trí thức giỏi, Việt Nam đã sản xuất được những sản phẩm công nghệ cao dù ngập tràn binh lửa. Vào năm 1972, Sài Gòn chế tạo thành công máy bay huấn luyện quân sự hai chỗ ngồi mang tên Tiền Phong 001. Vào năm 1974, Sài Gòn cho xuất xưởng mẫu xe hơi La Dalat. Trước năm 1975, miền Nam có những thương hiệu và nhãn hàng nổi tiếng Châu Á như xà bông Cô Ba, kem đánh răng Hynos( sau đó đổi tên thành P/S và đã bán lại cho một hãng Mỹ), dầu gió Nhị Thiên Đường, sơn Đông Á, dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín, dầu gội Lan Hảo, kem đánh răng Dạ Lan….
Sau biến cố 30-4-1975, Việt Nam được thống nhất. Nhưng các chính sách tàn bạo và sai lầm của Hà Nội như chính sách cải tạo( thực chất là tù không án) đối với quân nhân và viên chức Việt Nam cộng hòa, chính sách cải tạo công thương nghiệp( thực chất là quốc hữu hóa), thay thế các chuyên gia giỏi bằng những người tầm thường trưởng thành từ rừng rú….đã nhanh chóng biến miền Nam thịnh vượng thành một miền Nam tan hoang. Từ năm 1976 đến năm 1989, có khoảng 1,5 triệu người Việt Nam, trong đó có tầng lớp tinh hoa nhất, đã bỏ nước ra đi để tìm đến bến bờ mới dù biết có thể phải bỏ mạng trên biển cả. Cuộc di cư đau đớn nhất trong lịch sử nhân loại đã làm nảy sinh một từ vựng mới đau lòng: thuyền nhân. Trong thời gian đó, ở Việt Nam xuất hiện hai câu thơ khuyết danh tác giả nhói lòng: “Người tài thì đã vượt biên- ở lại một lũ vừa điên vừa khùng”.
Sau khi Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế vào năm 1986, Việt Nam cũng thất bại trong việc thu hút nhân tài từ nước ngoài và giữ chân người giỏi trong nước. Cho dù được ưu đãi về các loại thuế và giá thuê đất, không có một hãng công nghệ nào đặt đại bản doanh hoặc cơ sở nghiên cứu tại Việt Nam. Khu công nghệ cao Hòa Lạc hay khu công nghệ cao quận 9- Sài Gòn vẫn chỉ là sân chơi của các doanh nghiệp trong nước, và những tay chơi nước ngoài có vị thế làng nhàng. Không có trường đại học danh tiếng nào của thế giới mở cơ sở nghiên cứu và đào tạo tại Việt Nam, và dĩ nhiên là không có một đội ngũ giáo sư người nước ngoài ở sống, nghiên cứu và giảng dạy chuyên nghiệp ở Việt Nam. Các trí thức Việt kiều cũng không chọn Việt Nam là điểm đến để sống, lao động, sáng tạo và cống hiến.
Những giáo sư lừng danh như Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn….cũng chọn con đường định cư ở nước ngoài để có điều kiện cống hiến cho khoa học và cho sự tiến bộ của nhân loại. Hiện tại, mỗi năm có hàng chục ngàn du học sinh Việt Nam vẫn chọn con đường ở lại nước ngoài để có cơ hội tốt hơn. 100% người chiến thắng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học ở Úc đã ở lại Úc để làm việc. Họ hiểu, họ chỉ phát huy được năng lực và trí tuệ của mình ở một môi trường khác hẳn Việt Nam.
Việt Nam chưa bao giờ thu hút được người giỏi- người tài trong tất cả mọi lĩnh vực. Tại sao lại thế? Có thể người giỏi của thế giới sợ hãi một Việt Nam có giao thông lộn xộn? Có thể họ sợ Việt Nam có môi trường ô nhiễm, thực phẩm độc hại? Có thể là thế, nhưng chưa đủ.
Điều quan trọng nhất, những người giỏi- người tài cần có tự do tuyệt đối để thể hiện, để khẳng định mình và để sáng tạo. Nhưng ở Việt Nam, tự do là một món hàng xa xỉ. Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do sáng tạo, tự do học thuật, tự do lập hội, tự do biểu tình, tự do xuất bản, tự do biểu diễn….những tiền đề- nền móng cho sáng tạo. Không có sáng tạo, người giỏi- người tài không thể hiện được mình, và họ cùn mòn đi. Và dĩ nhiên, khi không có sáng tạo, đất nước sẽ không theo kịp bước tiến thần tốc của kỷ nguyên số, đất nước mãi mãi rơi vào bế tắc và đói nghèo.
Người tài giỏi bao giờ cũng tìm đến những xứ sở tự do, hay nói cách khác, môi trường tự do luôn có sức hấp dẫn với những người tài giỏi. Không phải ngẫu nhiên mà các cường quốc như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Canada, Úc, New Zealand….luôn luôn là những đích đến của những người thông minh và tài giỏi.
Nếu “muốn làm bạn với những người giỏi nhất”, Việt Nam phải xây dựng bằng được một thiết chế xã hội thật sự tự do và các khung pháp lý để bảo vệ tự do. Chim bao giờ cũng đến đậu ở những mảnh đất hiền lành, không bao giờ đậu ở những mảnh đất đầy rẫy cạm bẫy và cấm đoán. |  |  |  | Thủ tướng: Việt Nam muốn làm bạn với những người giỏi nhất - VnExpress | | Ông Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, môi trường kinh doanh Việt Nam có thể ươm mầm cho các doanh nghiệp mạnh trong nước thành "ông lớn" toàn cầu. | | vnexpress.net |
|
|
| | | |
 | Khoa Vũ Anh 25. September um 16:22 | |  | Trừng phạt Trung Quốc, Mỹ chuyển "chiến tranh" từ kinh tế sang quân sự
Việc Mỹ công khai trừng phạt Bộ Phát triển trang bị Quân ủy Trung ương Trung Quốc (EDD) và người đứng đầu cơ quan này Trung tướng quân đội Trung Quốc Lý Thượng Phúc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang rất căng thẳng là động thái cho thấy phía Mỹ đã mở rộng chiến tranh từ lĩnh vực kinh tế sang lĩnh vực quân sự.
Mỹ cấm vận quân sự Trung Quốc
Ngày 21/9, Nhà Trắng... Mehr anzeigen đột nhiên tuyên bố trừng phạt Bộ Phát triển trang bị Quân ủy trung ương Trung Quốc (EDD) và người đứng đầu cơ quan này là Trung tướng quân đội Trung Quốc Lý Thượng Phúc.
Theo tuyên bố của người phát ngôn chính phủ Mỹ, hành động trừng phạt này được ban thành theo yêu cầu của Tổng thống Donald Trump sau khi đã có sự trao đổi bàn bạc giữa Ngoại trưởng Pompeo với Bộ trưởng Bộ Tài chính Mnuchin.
Lý do mà Mỹ đưa ra là Trung Quốc đã vi phạm luật pháp của Mỹ khi tiến hành giao dịch mua bán máy bay chiến đấu Su-35 và tên lửa phòng không S-400 của Nga. Thương vụ mua sắm vũ khí quân sự này của Trung Quốc đã vi phạm “Bộ luật cấm vận kẻ thù tấn công Mỹ” được Mỹ thông qua năm 2017. Bộ luật này là nhằm trừng phạt Nga can thiệp cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ hồi cuối năm 2016.
Nội dung trừng phạt bao gồm: Từ chối phê chuẩn giấy phép xuất khẩu của EDD; cấm EDD tiến hành mọi giao dịch ngoại hối trong phạm vi quản hạt của nước Mỹ hoặc sử dụng hệ thống ngân hàng của Mỹ và phong tỏa mọi tài sản và lợi ích của EDD trong phạm vi kiểm soát của nước Mỹ.
Sự trừng phạt đối với Trung tướng Lý Thượng Phúc, Chủ nhiệm Bộ Phát triển trang bị Quân ủy bao gồm: Cấm ông này sử dụng hệ thống ngân hàng của Mỹ và tiến hành giao dịch ngoại hối, phong tỏa mọi tài sản và lợi ích của ông trong phạm vi khống chế của Mỹ, cấm cấp visa nhập cảnh Mỹ cho ông Lý.
Động thái này của Mỹ đã gây sự phản đối mạnh mẽ từ Trung Quốc. Ngày 21/9, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu kiến Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc để phản đối.
Tiếp đó, tối 22/9, phía Quân đội Trung Quốc tuyên bố lập tức triệu hồi Tư lệnh Hải quân Trung Quốc, Trung tướng Thẩm Kim Long, đang ở Mỹ tham dự hội nghị quốc tế và có kế hoạch thăm Mỹ, đồng thời hoãn hội nghị theo cơ chế đối thoại ban tham mưu liên hợp quân đội hai nước Trung - Mỹ vốn dự định tổ chức vào cuối tháng 9 tại Bắc Kinh.
Đặc biệt, phía Trung Quốc còn loan tin hủy chuyến thăm Mỹ của Phó thủ tướng Lưu Hạc dự kiến từ ngày 27-28/9.
Động cơ nào từ Mỹ?
Việc Mỹ công khai cấm vận Trung tướng Quân đội Trung Quốc và Bộ Phát triển trang bị trực thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang rất căng thẳng là động thái cho thấy phía Mỹ đã mở rộng chiến tranh từ lĩnh vực kinh tế sang lĩnh vực quân sự.
Ngoài ra, giới phân tích cho rằng, việc trừng phạt quân đội Trung Quốc còn là lời cảnh báo của Mỹ đối với Nga trong các thương vụ vũ khí với Trung Quốc. Và điều này được đích thân một quan chức giấu tên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, hành động này của Mỹ là nhằm trừng phạt Nga, không nhằm vào Trung Quốc và quân đội Trung Quốc.
Tuy nhiên, giới phân tích quân sự của Nga và Trung Quốc lại cho rằng, lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào quân đội Trung Quốc không ảnh hưởng tới các kế hoạch mua sắm trang thiết bị quân sự của Trung Quốc đối với Nga.
Thượng nghị sĩ Nga Franz Klintsevich cho rằng, sự trừng phạt của Mỹ “không gây ra ảnh hưởng” đối với kế hoạch mua sắm quân sự từ Nga của Trung Quốc. Các giao dịch mua sắm trang bị quân sự của Trung Quốc từ Nga vẫn sẽ được thực hiện theo dự kiến.
Trong khi đó, nhà phân tích quân sự Hoàng Đông của Ma Cao (Trung Quốc) cho rằng, đây là lần đầu tiên Mỹ thực thi lệnh trừng phạt đối với quan chức cá biệt của quân đội Trung Quốc. Biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ không ảnh hưởng tới sự hợp tác quân sự Trung-Nga.
Nhà phân tích quân sự Collin Koh đến từ Học viện nghiên cứu quốc tế The S. Rajaratnam School of International của Singapore cho rằng, lệnh trừng phạt của Mỹ chỉ có thể gây ra những “ảnh hưởng mang tính tượng trưng”.
Như vậy, cùng với việc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang bước vào giai đoạn căng thẳng nhất với những đòn đáp trả tương xứng nhằm vào nhau. Việc Mỹ cấm vận quân đội Trung Quốc như “đổ thêm dầu vào lửa” khiến cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng mở rộng, khó kiểm soát và sẽ gây ra ảnh hưởng sâu rộng tới lợi ích của các nước khác trong khu vực.
https://dantri.com.vn/su-kien/trung-phat-trung-quoc-my-chuyen-chien-tr... |  |  |  | Trừng phạt Trung Quốc, Mỹ chuyển 'chiến tranh' từ kinh tế sang quân sự | | Việc Mỹ công khai trừng phạt Bộ Phát triển trang bị Quân ủy Trung ương Trung Quốc (EDD) và người đứng đầu cơ quan này Trung tướng quân đội Trung Quốc Lý Thượng Phúc trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang rất căng... | | dantri.com.vn |
|
|
 |  | Gefällt 0 |
| | |
| |
| | | |
 | Khoa Vũ Anh 25. September um 16:35 | |  | Chưa cần chiến tranh thương mại, kinh tế Trung Quốc đã rạn nứt
Khối nợ tăng, đầu tư giảm, dân số già đã là thách thức với nền kinh tế lớn nhì thế giới trong vài năm gần đây.
Vài tháng gần đây, khi căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới ngày càng trầm trọng, các nhà phân tích đều tập trung vào việc phân tích ảnh hưởng của thuế nhập khẩu lên nền kinh tế Trung Quốc. Một số cho rằng đây sẽ là đòn giáng mạnh vào gã khổng lồ Đông Á. Số khác lại khẳng định... Mehr anzeigen Trung Quốc sẽ vượt qua các rào cản do Mỹ dựng lên.
Dù vậy, nhiều nhà quan sát Trung Quốc lâu năm cho rằng luận điểm này đã bỏ qua điều quan trọng nhất. Đó là những lực đẩy, xu hướng quan trọng nhất tác động đến Trung Quốc hiện tại không nằm ở thuế nhập khẩu.
Đầu tư giảm sút, vay nợ tăng lên
Trung Quốc từ lâu đã dựa vào đầu tư cơ sở hạ tầng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đầu tư đóng góp 44% GDP danh nghĩa của nước này tháng 12/2017. Tỷ lệ này tại các nước như Mỹ, Nhật Bản hay Đức chỉ vào khoảng 10 - 25%, theo số liệu của CEIC.
Dù vậy, đầu tư vào tài sản cố định của Trung Quốc đang giảm tốc. Hồi tháng 8, tăng trưởng đầu tư đã xuống thấp kỷ lục. Các nhà kinh tế học thì cho rằng thế giới không nên quá chú trọng vào con số này, do Trung Quốc đang điều chỉnh cách tính đầu tư vào tài sản cố định.
Tuy nhiên, khi căng thẳng thương mại leo thang, Chính phủ Trung Quốc sẽ khó dùng chi tiêu công để thúc đẩy đầu tư, do khối nợ đang tăng cao. Nền kinh tế lớn nhì thế giới từng có mức nợ tương đối ổn định cho đến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Năm đó, họ đã dùng số nợ tương đương 12,5% GDP để thúc đẩy nền kinh tế.
Trung Quốc từng khuyến khích đi vay để đẩy cao tăng trưởng. Năm 2016, các nhà băng nước này cho vay kỷ lục 12.650 tỷ NDT (1.880 tỷ USD).
Sự bùng nổ tín dụng này đã làm dấy lên lo ngại về rủi ro tài chính. Vì vậy, năm 2017, giới chức Trung Quốc cam kết sẽ kiềm chế nợ.
Kể từ đó, nợ trên GDP của nước này đã tăng chậm lại, hiện tương đương 250% GDP, tức là khoảng 28.000 tỷ USD, theo số liệu của DBS và CEIC. Tuy nhiên, Viện Kinh tế Quốc tế cho rằng tỷ lệ này phải lên hơn 300% GDP.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từng đưa ra cảnh báo về kinh tế Trung Quốc năm 2017, rằng tăng trưởng dựa trên vay nợ không phải là giải pháp bền vững. Giới chức Trung Quốc cũng đã cố gắng kiềm chế khối nợ đang tăng. Hồi tháng 4, các ngân hàng quốc doanh đã nhận chỉ thị ngừng cho các chính quyền địa phương vay.
Tuy nhiên, khi chiến tranh thương mại kéo dài, Trung Quốc có vẻ sẽ lại dùng đầu tư để thúc đẩy kinh tế lần nữa. Ủy ban Cải tổ và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) đầu tháng này cũng thông báo có kế hoạch khuyến khích đầu tư vào cơ sở hạ tầng.
Dân số già đi, đánh cược vào tiêu dùng
Trung Quốc đang nỗ lực cải thiện năng suất lao động thông qua tự động hóa và robot. Tuy nhiên, dân số già đi đang tác động tiêu cực lên nền kinh tế này.
“Xu hướng dân số có thể khiến tăng trưởng GDP hàng năm của các nước như Trung Quốc hay Nhật Bản mất hơn 0,5% - 1% trong 3 thập kỷ tới”, IMF dự báo trong báo cáo năm 2017.
Chính sách một con của Trung Quốc đã chấm dứt năm 2016. Các cặp vợ chồng giờ được hạn chế sinh hai con. Tuy nhiên, hàng thập kỷ áp dụng chính sách này đã khiến tỷ lệ sinh ở đây giảm đáng kể. Cùng với việc dân số già đi và lực lượng lao động co lại, tỷ lệ sinh giảm đang ảnh hưởng đến xu hướng tiêu dùng tại đây.
Việc này càng đáng ngại khi Trung Quốc đang chuyển hướng tăng trưởng sang dựa vào tiêu dùng. Các số liệu gần đây thì lại cho kết quả trái chiều. Doanh số bán lẻ hàng tháng tăng chậm lại. Nhưng tiêu dùng hàng quý, tính cả giáo dục và du lịch, lại đang tăng.
Số liệu tại các đại gia thương mại điện tử Trung Quốc cũng vậy. Quý II/2018, doanh thu Alibaba tăng hơn 60% so với năm ngoái. Trong khi đó, con số này của đối thủ JD.com lại chậm lại.
Hôm qua (24/9), Mỹ và Trung Quốc tiếp tục áp thuế nhập khẩu lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa của nhau. Căng thẳng thương mại được dự báo có thể khiến tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc mất 0,2% năm nay và 0,3% năm tới, theo một khảo sát tháng này của Bloomberg. Nền kinh tế lớn nhì thế giới cũng được dự báo tăng trưởng 6,3% năm nay, thấp hơn so với 6,6% năm ngoái.
https://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/quoc-te/chua-can-chien-tranh-t... |  |  |  | Chưa cần chiến tranh thương mại, kinh tế Trung Quốc đã rạn nứt - VnExpress Kinh Doanh | | Khối nợ tăng, đầu tư giảm, dân số già đã là thách thức với nền kinh tế lớn nhì thế giới trong vài năm gần đây. | | kinhdoanh.vnexpress.net |
|
|
 |  | Gefällt 0 |
| | |
| |
| | | |
|